Một số nội dung cần biết trên Vận đơn hàng không

Một số nội dung cần biết trên Vận đơn hàng không

Vận đơn hàng không là một chứng từ do hãng hàng không vận chuyển phát hành để xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay. Nó không phải là tiêu đề của hàng hóa. Vận đơn hàng không là vận đơn không thể chuyển nhượng. Cùng Jetstarcargo tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!!!

van-don-hang-khong

1/  Vận đơn hàng không (AWB- Air waybill (AWB) hoặc Air consignment note)

Vận đơn hàng không là một chứng từ rất quan trọng được phát hành trực tiếp bởi nhà cung cấp dịch vụ hoặc thông qua đại lý uỷ quyền. Nó là tài liệu chứng từ vận chuyển không thể chuyển nhượng bao gồm việc vận chuyển hàng hóa từ sân bay này đến sân bay khác. Mã vận đơn hàng không bao gồm 11 ký tự số có thể sử dụng để đặt cọc, kiểm tra tình trạng vận chuyển, và vị trí hiện tại của đơn hàng. Vận đơn hàng không thường được phát hành ít nhất 8 bản với nhiều màu khác nhau. Ba bản đầu tiên được gọi là bản gốc.

  • Bản gốc số 1 có màu xanh lá, dành cho người chuyên chở
  • Bản gốc số 2 có màu hồng, dành cho người nhận hàng
  • Bản gốc số 3 có màu xanh dương, dành cho người gửi hàng

Sau bản gốc, các bản copy thường có màu trắng được đánh số thứ tự từ số 4.

2/ Một số nội dung trên mặt trước vận đơn hàng không

van-don-hang-khong

(1)  Ký hiệu 3 số của hãng vận chuyển (Airline code number)

(2) Ký hiệu 3 chữ của sân bay khởi hành, sẽ xuất hiên một lần nữa ở ô Air of departure (8)

(3) Dãy số AWB (Serial number), gồm 8 chữ số trong đó số cuối cùng là số kiểm tra (check digit) chúng tôi đã có bài đăng cho các tính này ở mục trước.

(4) Consignee’s account number: Số tài khoản người gửi hàng, không được điền thông tin vào ô này trừ khi được hãng hàng không cấp phép hoặc tự điền vào

(5) Bản 1, 2 và 3 là ba bản gốc có giá trị như nhau. Trong vận đơn đường không được cấp rất nhiều bản không giống như ở vận đơn đường biển. Nó có 8 bản, bản 1 là cho nhà vận chuyển, bản 2 dành cho người nhận hàng hàng 3 là dành cho người gửi hàng, bản coppy thứ 4 là bản dành để giao hàng, bản coppy thứ 8 dùng cho đại lý, các bản còn lại là bản coppy được sử dụng với các mục đích khách nhau trong vận chuyển hàng hóa quốc tế.

(6)) Ghi các điều kiện ràng buộc trong vận chuyển như một hợp đồng (Vì vận đơn được xem là một hợp đồng vận chuyển)

(7) Agent’s IATA code: Số hiệu IATA của đại lý phát hành bill (IATA là Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế – International Air Transport Association)

(8) Air of departure : Sân bay khởi hành có liên quan với mục

(9) To: địa điểm sân bay đầu tiên mà máy bay hạ cánh (sân bay chuyển tải), được thể hiện bằng 3 chữ cái ký hiệu của sân bay được IATA cấp.

(10) By fist carrier: nhà vận tải đầu tiên (ứng với mục số 9 ghép lai của cụm này có nghĩa là sân bay hạ cánh đầu tiên bởi nhà vận chuyển đầu tiên), chổ này được nghi lên đầy đủ của airline hoặc là 2 chữ cái viết tắt ký hiệu của hãng.

(11) To: địa điểm hạ cánh tiếp theo

(12) By: nhà vận tải tiếp theo nếu có chuyển tải hàng, còn không có sang máy bay thì chổ này sẽ thể hiên giống ô số (10).

(13) Các ô To, by có ý nghĩa giống ở trên, nhưng là cảng đích cuối cùng nếu có nhiều lần chuyển tải và thay đổi phương tiện vận tải.

(14) Curency: Đồng tiền để tính cước

(15) Charges codes : đây là loại cước phí vận chuyển mà hãng hàng không quy định
Ký hiệu viết tắt ở mục này gồm:
PP : All Charges Prepaid Cash (cước phí trả trước bằng tiền mặt)
PX : All Charges Prepaid Credit (cước phí trả trước bằng tín dụng – chuyển khoản)
PZ : All Charges Prepaid by Credit Card (cước phí trả trước bằng thẻ tín dụng)
PG : All Charges Prepaid by GBL (Cước phí trả trước bởi GBL, GBL là bảng giá chung)
CP : Destination Collect Cash ( Cước trả sau tại cảng đích bằng tiền mặt)
CX : Destination Collect Credit (cước trả sau bằng chuyển khoản tại cảng đích)
CM : Destination Collect by MCO (MCO – Miscellaneous Charges Order)
NC : No Charge (không có cước phí)
NT : No Weight Charge – Other Charges Collect (không có
NZ : No Weight Charge – Other Charges Prepaid by Credit Card,
NG : No Weight Charge – Other Charges Prepaid by GBL,
NP : No Weight Charge – Other Charges Prepaid Cash,
NX : No Weight Charge – Other Charges Prepaid Credit,
CA : Partial Collect Credit – Partial Prepaid Cash,
CB : Partial Collect Credit – Partial Prepaid Credit,
CE : Partial Collect Credit Card – Partial Prepaid Cash,
CH : Partial Collect Credit Card – Partial Prepaid Credit,
PC : Partial Prepaid Cash – Partial Collect Cash,
PD : Partial Prepaid Credit – Partial Collect Cash,
PE : Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Cash,
PH : Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Credit,
PF : Partial Prepaid Credit Card – Partial Collect Credit Card

(16) WT/VAL (Weight/ Valuation charges): Cước tính theo trọng lượng / theo giá trị, PPD (Prepaid), COLL (collect).

(17) Declared value for carriage: Giá trị hàng khai báo vận chuyển (dùng để xác định giá trị hàng hóa làm căn cứ bảo hiểm nếu có), nếu không có khai báo giá trị hàng thì điền từ NVD hoặc N.V.D

(18) Declared value for customs: Giá trị khai báo hải quan (dùng làm căn cứ khai quan), nếu không muốn khai báo vào ô này thì để NVD, hoặc để AS PER INVOICE

(19) Nếu nhà vận chuyển cung cấp dịch vụ bảo hiểm thì các ô này đễ được điền thông tin vào

(20) Handling information: thông báo, ghi chú, yêu cầu tác nghiệp trong quá trình làm hàng (nghĩa là những ghi chú, thông báo cho người làm hàng nên hoặc không nên làm gì đối với lô hàng này).

(21) SCI – Special customs information: Thông tin hải quan đặc biệt (ví dụ: Khi lô hàng được xếp tại nước A và chuyển tải sang máy bay tại nước B thì ký hiệu của mã hải quan nước A phải được điền vào ô này)

(22) No.of pieces RCP: Số hiệu của nhóm hàng (mỗi nhóm hàng nguy hiểm, hàng thường, hàng lỏng sẽ được ghi trên ô này) về nhóm hàng để biết chi tiết thì nghiên cứu ở quy tắc TACT (TACT rules) do IATA cấp 2 năm một lần.

(23) Gross weight : Trọng lượng thực tế được cân lên

(24) Chargeable weight: Trọng lượng quy đổi

(25) Rate/charge: đơn giá cước; Total= trọng lượng * đơn giá

(26) Tổng số kiên/ tổng trọng lượng / tổng tiền cước

(27) Prepaid: Tổng cước trả trước, Collect: Tổng cước trả sau

(28) Other charges: Các phụ phí phát sinh trong quan trình làm hàng, trong quá trình bay sẽ được thêm vào mục này (Fuel surcharges: phụ phí xăng dầu, vì mỗi quốc gia giá dầu khác nhau nên có phí này).

(29) Ngày hàng lên máy bay

(30) Nơi pháp hành bill

(31) Hãng vận chuyển hoặc đại lý người mà phát hành bill

Trên đây là toàn bộ bài viết về đề tài Vận đơn hàng không (AWB). Jetstarcargo hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

>>>Xem thêm: Hàng hóa quá cảnh là gì? Quy định về vận chuyển hàng quá cảnh trong vận tải hàng

Đánh giá post