Tất tần tật về Dropshipping
Kinh doanh Dropshipping là mô hình kinh doanh trực tuyến mà bạn không cần bỏ vốn, không cần nhập hàng nhưng vẫn bán được sản phẩm. Công việc của bạn chính là quảng bá sản phẩm và tìm khách hàng. Với tất cả tính ưu việt trên, đây xứng đáng là một mô hình kinh doanh mới mà bạn nên cân nhắc. Hãy cùng Jetstarcargo tìm hiểu chi tiết về mô hình này nhé!
Khái niệm
Dropshipping (drop-ship) là một thuật ngữ tiếng Anh. Theo như từ điển là giao hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Tức là không cần phải mua trữ hàng giống kiểu đại lý, việc vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng sẽ do đối tác thực hiện. Hiện nay, mô hình dropshipping rất nổi tiếng trên thế giới.
- Khách hàng mua hàng từ website của bạn với giá 200$
- Bạn đặt hàng từ nhà cung cấp với giá 150$
- Nhà cung cấp đóng gói và vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng với thông tin của bạn. Bạn giữ lại 50$ lợi nhuận.
Toàn bộ quá trình này diễn ra vô hình và khách hàng chỉ biết được bạn là bên duy nhất cung ứng sản phẩm và bán hàng cho họ.
Mô hình bán hàng dropshipping phát triển bởi vì:
- Không cần quá nhiều vốn để bắt đầu
- Không cần thuê mặt bằng
- Không rủi ro về hàng tồn kho
Tuy nhiên, đây chỉ là mô hình cơ bản nhất dành cho dropshipping.
Ví dụ thực tế điển hình từ hãng máy tính nổi tiếng Dell cũng có dây chuyền mở rộng mạng lưới kinh doanh trên toàn thế giới thông qua dropshipping.
Các doanh nghiệp sử dụng mô hình dropshipping chỉ cần làm tốt marketing online để tìm kiếm khách hàng. Khi khách hàng đặt mua sản phẩm, bạn chuyển đơn hàng đến công ty mẹ để họ giao hàng tới cho khách hàng và trích hoa hồng cho bạn.
Dropshipping với Fulfillment by Amazon
Phong trào bán hàng với Amazon đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, và nếu như bạn để ý, thì bán hàng Amazon chính là một hình thức của mô hình dropshipping hiện đại.
Fulfillment by Amazon (FBA) là dịch vụ hoàn thiện đơn hàng của Amazon. Theo đó:
- Bạn đăng ký bán hàng và list sản phẩm lên Amazon
- Bạn gửi hàng theo quy chuẩn vào kho hàng của Amazon
- Khách hàng mua và Amazon sẽ ship đến khách hàng
Trong mô hình dropship hiện đại, bạn cần thuê một nhà kho bất kì, còn với FBA, nhà kho đó chính là kho của Amazon. Và bạn cần có tài khoản seller Amazon để bắt đầu, để đăng ký thành công cũng không phải là điều dễ dàng.
Những lợi ích của dropshipping
1. Không cần có quá nhiều vốn:
Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu kinh doanh trực tuyến mà không cần phải đầu tư một số tiền lớn cho hàng hóa lưu kho. Trong khi đó, nếu bạn kinh doanh theo hình thức truyền thống. Bạn cần phải có một khoản đầu tư không hề nhỏ cho hàng lưu kho.
Đối với mô hình dropshipping, bạn sẽ không phải mua bất kỳ một sản phẩm nào trừ khi bạn đã bán đượ chàng và khách hàng đã thanh toán. Vì không phải tốn chi phí cho việc đầu tư về hàng lưu kho. Nên bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với một doanh nghiệp dropshipping thành công với rất ít vốn.
2. Dễ dàng để bắt đầu:
Việc khởi nghiệp với một doanh nghiệp bán hàng trực tuyến thường sẽ dễ dàng hơn. Vì bạn sẽ không phải đối phó với hàng hóa vật chất. Khi sử dụng mô hình dropshipping, bạn sẽ không phải xử lý các vấn đề về:
– Quản lý hoặc trả tiền cho kho hàng.
– Đóng gói và vận chuyển các đơn hàng.
– Theo dõi hàng tồn kho trên sổ sách.
– Xử lý tờ khai và các lô hàng trong nước.
– Liên tục đặt hàng các sản phẩm và quản lý mức độ hàng tồn kho.
3. Chi phí thấp:
Vì không phải đầu tư cho việc mua hàng lưu kho và quản lý kho hàng do đó mức chi phí quản lý sẽ thấp.
4. Địa điểm linh hoạt:
Các doanh nghiệp sử dụng dropshipping có thể dễ dàng di chuyển đến bất kỳ đâu với một thiết bị kết nối Internet. Miễn là bạn có thể giao tiếp với nhà cung cấp và khách hàng một cách dễ dàng, bạn có thể khởi động và quản lý doanh nghiệp của mình.
5. Dễ dàng mở rộng quy mô:
Khi sử dụng dropshipping, hầu hết các công việc về xử lý đơn hàng bổ sing sẽ được giải quyết bởi các đơn vị cung cấp này. Điều này sẽ cho phép bạn mở rộng quy mô bán hàng mà không cần bỏ ra quá nhiều công sức cho việc gia tăng doanh số.
Hạn chế của dropshipping
1. Lợi nhuận thấp:
Vì kinh doanh với mô hình dropshipping rất dễ bắt đầu với các chi phí đầu tư và vận hành thấp. Sẽ có rất nhiều thương nhận thiết lập một cửa hàng và bán các mặt hàng giá hời với nổ lực tăng doanh thu bán hàng. Họ thường đầu tư rất it để bắt đầu kinh doanh và đủ khả năng hoạt động để có được mức doanh thu thấp.
2. Các vấn đề tồn kho:
Khi mà bạn tích trữ các mặt hàng hóa, thì rất đơn giản để theo dõi các mặt hàng còn hay đã xuất kho. Tuy nhiên, khi bạn có nguồn cung ứng từ nhiều kho khác nhau, cũng là đặt hàng từ nhiều thương nhân khác. Bạn sẽ rất khó khăn trong việc theo dõi được hàng hóa của mình đang ở đâu.
3. Vận chuyển phức tạp:
Nếu bạn làm việc với nhiều nhà cung cấp các sản phẩm trên website của bạn sẽ được lấy ở những nhà cung cấp khác nhau. Chính điều này sẽ làm cho công tác vận chuyển trở nên phức tạp hơn.
4. Lỗi từ nhà cung cấp:
Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với khách hàng trong trường hợp hàng hóa bị lỗi từ nhà cung cấp. Cho dù một nhà cung cấp dropshipping tốt nhất vẫn sẽ mắc phải những sai lầm khi hoàn thành một đơn hàng. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải đứng ra chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề với khách hàng.
Jetstarcargo hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!